BCAA và EAA là 2 chất bổ sung rất quen thuộc với nhiều vận động viên, người tập gym. Chúng đều được quảng cáo là có công dụng kích thích tổng hợp protein, thúc đẩy tốc độ phục hồi cơ bắp và ngăn ngừa teo cơ, dị hóa cơ.
Vậy BCAA và EAA giống và khác nhau ở điểm nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để biết cách phân biệt 2 chất này nhé.
BCAA LÀ GÌ? EAA LÀ GÌ?
EAA là viết tắt của cụm từ Essential Amino Acids, hay được dịch ra là “Axit amin thiết yếu”.
Cơ thể cần 20 loại axit amin khác nhau để phát triển và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, chỉ có 9 loại trong số này là thiết yếu, chính là EAA, bao gồm histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine.
Trong số 9 amino axit thiết yếu này, có một nhóm nhỏ 3 axit amin được phân ra bởi cấu trúc chuỗi phân nhánh, có tên là BCAA (Branched-Chain Amino Acid). Thành phần của BCAA bao gồm: Leucine, Isoleucine và Valine.
SO SÁNH BCAA VÀ EAA
Về thành phần
Như đã nói ở trên, BCAA sẽ cung cấp 3 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được là: Leucine, Isoleucine và Valine.
Còn EAA ngoài cung cấp 3 loại axit amin giống như BCAA còn có thêm 6 loại axit amin khác là: Histidine, Tryptophan, Threonine, Phenylalanine, Methionine, Lysine.
Như vậy nếu so sánh BCAA VÀ EAA về thành phần sẽ thấy EAA cung cấp nhiều các loại axit amin thiết yếu hơn hẳn BCAA.
Thành phần của EAA rõ ràng là nổi trội hơn so với BCAA. Tuy nhiên nhiều người vẫn thích BCAA bởi đây là thức uống bổ sung truyền thống, quen thuộc.
Về công dụng
Các thành phần mà BCAA và EAA cung cấp đều rất cần thiết cho sự phát triển của khối cơ bắp. Các axit amin này sẽ tác động giúp phục hồi các múi cơ bị tổn thương sau tập, từ đó đó ngăn chặn được quá trình dị hóa cơ bắp hay còn gọi teo cơ.
Mặt khác BCAA và EAA còn có công dụng làm giảm mệt mỏi, bù khoáng, bù chất điện giải, chống mất nước khi bạn luyện tập với cường độ cao và liên tục. Đồng thời hỗ trợ rất tốt trong việc tăng sức bền và hiệu suất tập luyện.
Nếu so sánh BCAA và EAA về mặt công dụng thì EAA vượt trội hơn do đồng thời cùng lúc sẽ cung cấp nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể hơn.
Một khi bạn đã bổ sung EAA rồi thì cũng không cần thiết phải bổ sung thêm BCAA nữa bởi bản chất BCAA đã nằm trong EAA rồi.
EAA có chứa axit amin histidine giúp tạo ra histamin, thành phần thiết yếu giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Về đối tượng sử dụng
Những người được nhiều lợi ích nhất khi sử dụng BCAA và EAA là vận động viên, người thường xuyên tập gym, chơi thể thao.
Ngoài ra, EAA còn rất thích hợp cho những người có chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu protein hàng ngày. Ví dụ: người ăn chay, ăn kiêng nhưng không muốn ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp. EAA có thể bù đắp lượng protein thiếu hụt mà không bổ sung thêm calo dư thừa.
EAA thích hợp cho người cao tuổi cần nhiều axit amin hơn để hạn chế tình trạng teo cơ, mất cơ.
Những người vừa mới trải qua phẫu thuật, bị bệnh nặng phải nằm một chỗ thời gian dài cũng có thể bổ sung EAA để giảm biến chứng hậu phẫu thuật và hạn chế tình trạng teo cơ, mất cơ.
Về giá thành
Vì chứa nhiều thành phần và mang lại nhiều công dụng hơn cho nên hiển nhiên giá EAA sẽ cao hơn BCAA. Tuy nhiên, tin vui cho những bạn muốn sử dụng EAA đó là mức chênh lệch về giá này chỉ khá nhỏ..
Mỗi serving BCAA thường dao động từ 16 - 23k, còn với EAA là từ 20 - 26k. Thậm chí một số sản phẩm EAA còn rẻ hơn BCAA, nhưng chất lượng vẫn rất đảm bảo.
BCAA và EAA thường được đóng gói theo quy cách 30 servings và 90 servings. Mua lọ to hơn cũng giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí. Ví dụ Scitec Nutrition Bcaa Glutamine Xpress
Nói tóm lại, EAA có những nhiều ưu điểm hơn so với BCAA ở những mặt sau:
- Kích thích quá trình tổng hợp protein mạnh mẽ và kéo dài hơn.
- Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn. Ngoài những lợi ích đối với cơ bắp, EAA còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng, tăng sức đề kháng, giảm biến chứng và mất cơ sau phẫu thuật, bệnh nặng.
- Phù hợp với nhiều đối tượng hơn.
- Giá thành chỉ nhỉnh hơn một chút so với BCAA.
CÓ NÊN SỬ DỤNG CÁC CHẤT BỔ SUNG BCAA, EAA?
- Nếu chế độ ăn thông thường hàng ngày đã cung cấp đủ lượng protein và axit amin thiết yếu, bạn không cần sử dụng thêm BCAA hay EAA nữa.
- Ngược lại, bạn có thể xem xét đến việc bổ sung BCAA hoặc EAA nếu thường xuyên cảm thấy đau mỏi cơ dai dẳng sau khi tập, hiệu suất tập thấp, trong quá trình tập nhanh bị mệt, xuống sức, hoặc bạn là người ăn chay.
- BCAA và EAA có thể được sử dụng trước khi tập 15 - 20p để tăng cường mức năng lượng và sự bền bỉ, giúp giảm mệt mỏi, chuột rút trong quá trình tập. Bạn chỉ cần pha và uống, rất nhanh gọn, tiện lợi mà lại không gây no bụng như thực phẩm thông thường.
- Bạn cũng có thể uống BCAA, EAA trong hoặc sau tập như một cách để bù nước, bù điện giải, tránh bị mất nước hay kiệt sức do đổ quá nhiều mồ hôi. Các thực phẩm bổ sung BCAA, EAA thường có hương vị rất đa dạng và thơm ngon không thua kém gì nước ngọt thông thường, nhưng lại chứa rất ít đường, calo.
- Và hơn hết, tác dụng của của các thực phẩm bổ sung BCAA, EAA nhanh hơn hẳn thực phẩm thông thường. Để nhận được axit amin từ thịt cá trứng sữa, cơ thể bạn phải xử lý protein rồi mới phân tách ra thành các axit amin. Trong khi đó, các thực phẩm bổ sung BCAA, EAA sẽ trực tiếp cung cấp axit amin cho bạn.
- Cuối cùng, bạn cần lưu ý lựa chọn BCAA, EAA đến từ các thương hiệu nổi tiếng, mua ở những cửa hàng uy tín bởi loại thực phẩm bổ sung này bị làm giả làm nhái rất nhiều.
Một số sản phẩm chất lượng tốt bạn có thể tham khảo:
- BCAA: BPI Best BCAA, Mutant BCAA, Xtend BCAA, Kevin Levrone Gold BCAA, Applied Nutrition BCAA.
- EAA: Mutant GEAAR, Nutrex EAA+, Applied Amino Fuel, PVL EAA+BCAA.
BCAA VÀ EAA CÓ TRONG THỰC PHẨM NÀO, NGOÀI THỰC PHẨM BỔ SUNG
Vì axit amin cấu thành nên protein, nên bạn có thể bổ sung BCAA và EAA thông qua các thực phẩm giàu protein. Những thực phẩm có chứa cả 9 axit amin thiết yếu được gọi là protein hoàn chỉnh.
Những thực phẩm dưới đây cung cấp nguồn protein hoàn chỉnh:
- Thịt gia súc, gia cầm (bò, lợn, gà, vịt,…)
- Một số loại thủy hải sản (cá hồi, cá ngừ, cá chép, cá rô phi,…)
- Trứng
- Sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, bơ, váng sữa,…)
- Một số loại đậu (đậu nành, đậu phụ, đậu gà, đậu lăng,…)
- Một số loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó, hạt điều,…)
Ngoài ra, đa số các nguồn protein thực vật khác không cung cấp đủ 9 axit amin thiết yếu, nên nó được gọi là protein không hoàn chỉnh.
Tuy nhiên những người ăn chay vẫn có thể bổ sung đủ 9 axit amin thiết yếu bằng cách ăn nhiều loại trái cây, rau củ khác nhau, bởi mỗi loại sẽ chứa một số axit amin nhất định.
KẾT LUẬN:
BCAA và EAA đều có công dụng chính kích thích tổng hợp protein, thúc đẩy tốc độ phục hồi cơ bắp và ngăn ngừa teo cơ, dị hóa cơ. Tuy nhiên, khả năng này của EAA là cao hơn BCAA và nó cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe hơn BCAA.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách phân biệt BCAA và EAA.
Vậy BCAA và EAA giống và khác nhau ở điểm nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để biết cách phân biệt 2 chất này nhé.
BCAA LÀ GÌ? EAA LÀ GÌ?
EAA là viết tắt của cụm từ Essential Amino Acids, hay được dịch ra là “Axit amin thiết yếu”.
Cơ thể cần 20 loại axit amin khác nhau để phát triển và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, chỉ có 9 loại trong số này là thiết yếu, chính là EAA, bao gồm histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine.
Trong số 9 amino axit thiết yếu này, có một nhóm nhỏ 3 axit amin được phân ra bởi cấu trúc chuỗi phân nhánh, có tên là BCAA (Branched-Chain Amino Acid). Thành phần của BCAA bao gồm: Leucine, Isoleucine và Valine.
SO SÁNH BCAA VÀ EAA
Về thành phần
Như đã nói ở trên, BCAA sẽ cung cấp 3 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được là: Leucine, Isoleucine và Valine.
Còn EAA ngoài cung cấp 3 loại axit amin giống như BCAA còn có thêm 6 loại axit amin khác là: Histidine, Tryptophan, Threonine, Phenylalanine, Methionine, Lysine.
Như vậy nếu so sánh BCAA VÀ EAA về thành phần sẽ thấy EAA cung cấp nhiều các loại axit amin thiết yếu hơn hẳn BCAA.
Thành phần của EAA rõ ràng là nổi trội hơn so với BCAA. Tuy nhiên nhiều người vẫn thích BCAA bởi đây là thức uống bổ sung truyền thống, quen thuộc.
Về công dụng
Các thành phần mà BCAA và EAA cung cấp đều rất cần thiết cho sự phát triển của khối cơ bắp. Các axit amin này sẽ tác động giúp phục hồi các múi cơ bị tổn thương sau tập, từ đó đó ngăn chặn được quá trình dị hóa cơ bắp hay còn gọi teo cơ.
Mặt khác BCAA và EAA còn có công dụng làm giảm mệt mỏi, bù khoáng, bù chất điện giải, chống mất nước khi bạn luyện tập với cường độ cao và liên tục. Đồng thời hỗ trợ rất tốt trong việc tăng sức bền và hiệu suất tập luyện.
Nếu so sánh BCAA và EAA về mặt công dụng thì EAA vượt trội hơn do đồng thời cùng lúc sẽ cung cấp nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể hơn.
Một khi bạn đã bổ sung EAA rồi thì cũng không cần thiết phải bổ sung thêm BCAA nữa bởi bản chất BCAA đã nằm trong EAA rồi.
EAA có chứa axit amin histidine giúp tạo ra histamin, thành phần thiết yếu giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Về đối tượng sử dụng
Những người được nhiều lợi ích nhất khi sử dụng BCAA và EAA là vận động viên, người thường xuyên tập gym, chơi thể thao.
Ngoài ra, EAA còn rất thích hợp cho những người có chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu protein hàng ngày. Ví dụ: người ăn chay, ăn kiêng nhưng không muốn ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp. EAA có thể bù đắp lượng protein thiếu hụt mà không bổ sung thêm calo dư thừa.
EAA thích hợp cho người cao tuổi cần nhiều axit amin hơn để hạn chế tình trạng teo cơ, mất cơ.
Những người vừa mới trải qua phẫu thuật, bị bệnh nặng phải nằm một chỗ thời gian dài cũng có thể bổ sung EAA để giảm biến chứng hậu phẫu thuật và hạn chế tình trạng teo cơ, mất cơ.
Về giá thành
Vì chứa nhiều thành phần và mang lại nhiều công dụng hơn cho nên hiển nhiên giá EAA sẽ cao hơn BCAA. Tuy nhiên, tin vui cho những bạn muốn sử dụng EAA đó là mức chênh lệch về giá này chỉ khá nhỏ..
Mỗi serving BCAA thường dao động từ 16 - 23k, còn với EAA là từ 20 - 26k. Thậm chí một số sản phẩm EAA còn rẻ hơn BCAA, nhưng chất lượng vẫn rất đảm bảo.
BCAA và EAA thường được đóng gói theo quy cách 30 servings và 90 servings. Mua lọ to hơn cũng giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí. Ví dụ Scitec Nutrition Bcaa Glutamine Xpress
Nói tóm lại, EAA có những nhiều ưu điểm hơn so với BCAA ở những mặt sau:
- Kích thích quá trình tổng hợp protein mạnh mẽ và kéo dài hơn.
- Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn. Ngoài những lợi ích đối với cơ bắp, EAA còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng, tăng sức đề kháng, giảm biến chứng và mất cơ sau phẫu thuật, bệnh nặng.
- Phù hợp với nhiều đối tượng hơn.
- Giá thành chỉ nhỉnh hơn một chút so với BCAA.
CÓ NÊN SỬ DỤNG CÁC CHẤT BỔ SUNG BCAA, EAA?
- Nếu chế độ ăn thông thường hàng ngày đã cung cấp đủ lượng protein và axit amin thiết yếu, bạn không cần sử dụng thêm BCAA hay EAA nữa.
- Ngược lại, bạn có thể xem xét đến việc bổ sung BCAA hoặc EAA nếu thường xuyên cảm thấy đau mỏi cơ dai dẳng sau khi tập, hiệu suất tập thấp, trong quá trình tập nhanh bị mệt, xuống sức, hoặc bạn là người ăn chay.
- BCAA và EAA có thể được sử dụng trước khi tập 15 - 20p để tăng cường mức năng lượng và sự bền bỉ, giúp giảm mệt mỏi, chuột rút trong quá trình tập. Bạn chỉ cần pha và uống, rất nhanh gọn, tiện lợi mà lại không gây no bụng như thực phẩm thông thường.
- Bạn cũng có thể uống BCAA, EAA trong hoặc sau tập như một cách để bù nước, bù điện giải, tránh bị mất nước hay kiệt sức do đổ quá nhiều mồ hôi. Các thực phẩm bổ sung BCAA, EAA thường có hương vị rất đa dạng và thơm ngon không thua kém gì nước ngọt thông thường, nhưng lại chứa rất ít đường, calo.
- Và hơn hết, tác dụng của của các thực phẩm bổ sung BCAA, EAA nhanh hơn hẳn thực phẩm thông thường. Để nhận được axit amin từ thịt cá trứng sữa, cơ thể bạn phải xử lý protein rồi mới phân tách ra thành các axit amin. Trong khi đó, các thực phẩm bổ sung BCAA, EAA sẽ trực tiếp cung cấp axit amin cho bạn.
- Cuối cùng, bạn cần lưu ý lựa chọn BCAA, EAA đến từ các thương hiệu nổi tiếng, mua ở những cửa hàng uy tín bởi loại thực phẩm bổ sung này bị làm giả làm nhái rất nhiều.
Một số sản phẩm chất lượng tốt bạn có thể tham khảo:
- BCAA: BPI Best BCAA, Mutant BCAA, Xtend BCAA, Kevin Levrone Gold BCAA, Applied Nutrition BCAA.
- EAA: Mutant GEAAR, Nutrex EAA+, Applied Amino Fuel, PVL EAA+BCAA.
BCAA VÀ EAA CÓ TRONG THỰC PHẨM NÀO, NGOÀI THỰC PHẨM BỔ SUNG
Vì axit amin cấu thành nên protein, nên bạn có thể bổ sung BCAA và EAA thông qua các thực phẩm giàu protein. Những thực phẩm có chứa cả 9 axit amin thiết yếu được gọi là protein hoàn chỉnh.
Những thực phẩm dưới đây cung cấp nguồn protein hoàn chỉnh:
- Thịt gia súc, gia cầm (bò, lợn, gà, vịt,…)
- Một số loại thủy hải sản (cá hồi, cá ngừ, cá chép, cá rô phi,…)
- Trứng
- Sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, bơ, váng sữa,…)
- Một số loại đậu (đậu nành, đậu phụ, đậu gà, đậu lăng,…)
- Một số loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó, hạt điều,…)
Ngoài ra, đa số các nguồn protein thực vật khác không cung cấp đủ 9 axit amin thiết yếu, nên nó được gọi là protein không hoàn chỉnh.
Tuy nhiên những người ăn chay vẫn có thể bổ sung đủ 9 axit amin thiết yếu bằng cách ăn nhiều loại trái cây, rau củ khác nhau, bởi mỗi loại sẽ chứa một số axit amin nhất định.
KẾT LUẬN:
BCAA và EAA đều có công dụng chính kích thích tổng hợp protein, thúc đẩy tốc độ phục hồi cơ bắp và ngăn ngừa teo cơ, dị hóa cơ. Tuy nhiên, khả năng này của EAA là cao hơn BCAA và nó cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe hơn BCAA.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách phân biệt BCAA và EAA.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: